- Trang chủ
- Chuyên mục
- Thông tin nha khoa
Bệnh viêm nha chu phòng ngừa như thế nào?
Viêm nha chu nguyên nhân chỉnh gây tình trạng hôi miệng, chảy máu chân răng, răng lung lay và nguy cơ mất răng sớm. Vậy phòng ngừa và điều trị bệnh viêm nha chu như thế nào?
Nhiều phụ nữ bị viêm nha chu mạn tính, đã chữa trị nhưng bệnh chỉ đỡ, không khỏi hẳn, vì thế miệng lúc nào cũng cảm thấy hôi. Chữa trị viêm nha chu mạn tính như thế nào.
Nha chu là tổ chức xung quanh răng, có chức năng chống đỡ, giữ răng trong xương hàm gồm hai từ ghép lại: Nha là răng, chu là chu vi xung quanh răng. Bệnh viêm nha chu là bệnh của các tổ chức xung quanh răng với tình trạng viêm nhiễm mạn tính ở mô lợi, xương ổ răng và mô nha chu nâng đỡ của răng. Bệnh tiến triển qua bốn giai đoạn: cao răng; lợi viêm sưng phồng dễ chảy máu; viêm nhiễm lan rộng tạo túi nha chu chứa vi khuẩn và mủ (áp xe); tiêu xương ổ răng, tụt lợi, răng lung lay và rụng.
Bệnh viêm nha chu xuất hiện ở nhiều nhóm tuổi, cả nam và nữ. Phụ nữ có nguy mắc bệnh nha chu cao vào lúc dậy thì, khi có kinh nguyệt, mang thai, mãn kinh, có thể là do sự thay đổi nội tiết, tăng sinh các mao mạch. Khi có thai, ở miệng thai phụ có thể xuất hiện những u nướu (một phần lợi phì đại ra), tự biến mất sau khi sinh nhưng nếu vẫn còn thì phải phẫu thuật cắt bỏ. Vì vậy phụ nữ mang thai cần phải chú ý đến vấn đề răng miệng trong thai kỳ. Biểu hiện của bệnh nha chu thường thấy: lợi sưng đỏ, dễ chảy máu, đặc biệt khi chải răng, nhiều cao răng, hơi thở hôi (cần phải loại trừ hôi miệng do viêm nhiễm các cơ quan kế cận như tai mũi họng, hoặc do bệnh dạ dày thực quản), khi bị nặng thì ấn vào lợi thấy mủ chảy ra, cảm giác chồi răng lên cao khi nhai, răng lung lay, khoảng cách giữa các răng thưa dần ra. Thỉnh thoảng có đợt lợi sưng nề lên rồi tự xẹp xuống.
Bệnh nha chu nguyên nhân thường do vệ sinh răng miệng kém, vi khuẩn cư trú trong các mảng bám, cao răng ở vùng cổ răng, túi lợi, gây phân huỷ thức ăn lưu đọng ở các vùng kẽ và túi lợi dẫn đến việc giải phóng mùi đạm bị phân huỷ là nguồn gốc của mùi hôi miệng. Ngoài ra, vi khuẩn còn giải phóng độc tố gây nên tình trạng viêm lợi thường xuyên và mạn tính. Hậu quả là lợi dễ bị chảy máu mỗi khi có tác động cơ học, hôi miệng, răng sẽ dần dần bị lung lay do mất dần các thành phần quanh răng chằng giữ và nâng đỡ cho răng. Ngoài ra, chế độ dinh dưỡng không đầy đủ, hút thuốc lá, bệnh tiểu đường, stress, bệnh suy giảm miễn dịch hoặc ở những người có nước bọt nhiều chất nhầy cũng có khả năng hình thành cao răng nhiều hơn người khác là những yếu tố góp phần gây nên bệnh nha chu.
Viêm nha chu được chia làm hai loại, đó là viêm nha chu quanh đỉnh chân răng do biến chứng của sâu răng không được điều trị, biểu hiện: đau răng, áp-xe chân răng làm răng lung lay. Trường hợp này cần đến nha sỹ để dẫn lưu mủ, làm sạch và trám răng sâu hoặc nhổ răng sâu; Hai là viêm nha chu mạn tính là biến chứng của viêm nướu răng mạn, biểu hiện nướu răng viêm, đỏ, mềm, căng bóng, đau, chảy máu, kẽ hở ở chân răng càng lúc càng sâu, đau khi khi ăn hay uống nước lạnh, nóng. Có thể có mủ tiết ra ở chân răng.
Điều trị và phòng ngừa bệnh nha chu, bạn cần:
- Chải răng đúng cách hàng ngày sau khi ăn và trước khi đi ngủ, thay bàn chải ba tháng/lần. Luôn dùng bàn chải mềm, chải răng theo chiều dọc từ viền nướu đến bờ cắn của răng. Bàn chải được đặt nghiêng sao cho có thể chải bờ viền giữa răng và nướu, lấy sạch các mảng bám ở viền nướu và khe răng. Bờ viền răng là nơi mảng bám hình thành đầu tiên, do đó phải làm sạch thường xuyên.
- Ăn nhiều hoa quả, rau xanh, tránh hút thuốc lá.
- Khám răng định kỳ, cạo vôi răng khoảng 6 tháng một lần (có thể sớm hơn nếu nhiều vôi răng).
- Thường xuyên dùng chỉ tơ nha khoa để lấy đi các mảng bám, mảnh vụn thức ăn ở khe răng.
Không nên dùng tăm xỉa răng đâm xọc qua các khe răng vì sẽ gây hở khe răng, gây chảy máu lâu dần sẽ đưa đến viêm nướu.
- Súc miệng hàng ngày với nước muối ấm pha loãng (không nên mặn quá gây tổn thương lợi), hoặc các dạng nước súc miệng không có cồn, chứa tinh dầu diệt khuẩn, sodium benzoat, fluoride...), súc miệng một lần 30 giây/ngày.
Lưu ý không bắt buộc ai cũng phải dùng nước súc miệng, vì nước súc miệng chỉ có tác dụng hỗ trợ, không thay thế được chải răng và dùng chỉ tơ nha khoa. Trước khi dùng nước súc miệng cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng, xem có cần phải pha loãng trước khi dùng hay không. Không được nuốt nước súc miệng và không nên cho trẻ nhỏ dùng nước súc miệng của người lớn. Đặc biệt nếu bạn đang mang thai, hoặc đang trong giai đoạn cho con bú thì không nên dùng nước súc miệng.
- Khi mắc bệnh nha chu cần đi khám bác sỹ sớm, điều trị kịp thời dễ dàng, tránh các biến chứng. Nếu không điều trị bệnh viêm nha chu sớm, bệnh tiến triển nặng, việc điều trị sẽ khó khăn, phức tạp, tốn kém nhiều, không đạt kết quả khả quan.
|
|
- Thông báo lịch nghỉ tết 2022. Từ 26 tết đến hết Mùng 7 tết (28/01-07/02/2022)
- THÔNG BÁO MỞ CỬA HOẠT ĐỘNG TỪ THỨ 2, NGÀY 4/10/2021
- Bệnh viêm nha chu phòng ngừa như thế nào?
- Các phương pháp tự làm sạch vôi răng tự nhiên.
- Những điều cần biết khi làm răng khểnh
- Những thói quen ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe răng miệng của bạn
- Những dấu hiệu của bệnh sâu răng
- Viêm nướu ở trẻ em, nguyên nhân và cách phòng ngừa